BÁO CÁO KẾT QUẢ TỌA ĐÀM KHOA HỌC
Ngày 18/06, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS), Hội Xã Hội học Việt Nam
(VSA) và Diễn đàn Tư duy học (TSF) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm khoa học “Cơ sở
Tư duy học: từ thiết kế đến thi công”. Hội thảo do GS.TS Tô Duy Hợp – Chủ tịch Hội
đồng Quản lý CTS và PGS.TS Vũ Hào Quang – Phó Chủ tịch VSA đồng Chủ trì .
Có 2 Tham luận chính: 1)- “Cơ sơ Tư duy học (một thiết kế khởi thảo)” do GS.TS Tô Duy Hợp Chủ tịch CTS trình bày và 2)- “Tư duy Tam hợp: Vừa phù hợp về mặt Đạo lý vừa phù hợp về mặt pháp lý, vừa phù hợp với những chuẩn mực trong hiện tại, vừa phù hợp với quy luật xu hướng tương lai” của GS.TS Nguyễn Đình Tấn – Chủ tịch Hội Xã Hội học Việt Nam. Tham dự Tọa đàm có các Chuyên gia, Nhà khoa học, Nhà giáo, Nhà báo từ nhiều lĩnh vực hoạt động như: Doanh nghiệp, Xã hội học, Khoa học Tư duy, Khoa học Quản lý, Triết học, Y học, Luật học, Quản lý Giáo dục, …của nhiều đơn vị và các bạn sinh viên. Tất cả cùng tham gia trao đổi ý kiến để làm rõ hơn các vấn đề lý luận, khoa học và thực tiễn của Tư duy học.
Phiên I của Tọa đàm, GS.TS Tô Duy Hợp đã trình bày các nội dung mang tính Cơ sở lý luận & khoa học của Tư duy học (Thinking Studies) – một Bộ môn Học thuật (Lý luận và Khoa học)rất mới mẻ tầm quốc gia và cả quốc tế, gồm 03 Phần: Dẫn luận, Các Cơ sở lý luận & khoa học của Tư duy học và Kết luận.
Trong phần Dẫn luận, GS.TS Tô Duy Hợp giới thiệu về Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), sau 3 năm hoạt động kể từ ngày ra mắt (14/07/2013) đã có sự dịch chuyển trọng tâm Chủ đề trong nghiên cứu, đào tạo, và ứng dụng, đi từ các Khoa học về Tư duy (Sciences of Thinking) đến Khoa học Tư duy (Thinking Science) và đến Tư duy học (Thinking Studies).
GS.TS Tô Duy Hợp cho rằng “…Hiện nay, có vẻ như đang có 2 khuynh hướng Tư duy lệch lạc: một mặt, nhiều người vẫn Tư duy theo lối mòn Kinh nghiệm mà coi thường hoặc không cần Khoa học, tức là theo Chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism), hoặc Tư duy theo kiểu Chủ nghĩa giáo điều (Dogmatism) bất chấp Khoa học hay Chủ nghĩa kinh viện (Scholasticism) thủ tiêu Khoa học; mặt khác, nhiều người bị hội chứng Duy khoa học (Scientism) – một khuynh hướng tuyệt đối hóa vị trí, vai trò của Khoa học Tư duy, muốn từ bỏ Triết học Tư duy, khinh thường Đạo học Tư duy, không nhận ra vai trò của Văn học Tư duy, Nghệ thuật Tư duy, Tôn giáo Tư duy, Văn hóa Tư duy trong Tư duy và Đổi mới Tư duy!? Đây là những khuynh hướng Tư duy lệch lạc, dẫn tới sai lầm. Để khắc phục những khuynh hướng lệch lạc, dẫn tới sai lầm này,cùng với việc góp phần phát triển các Khoa học về Tư duy, Trung tâm Khoa học Tư duy (CTS) cần phải tích cực tiến hành xây dựng Khoa học Tư duy với tư cách là một Khoa học thống nhất, hợp nhất các Khoa học về Tư duy, đồng thời chủ động đi tiên phong trong xây dựng Tư duy học với tư cách là một Bộ môn học thuật tổng – tích hợp liên – xuyên Ngành, và là Cơ sở lý luận & khoa học của Tư duy và Đổi mới Tư duy trong Thời đại ngày nay;đó là một Ngành học thuật thực sự mới mẻ tầm cỡ Quốc gia và cả Quốc tế.
Tư duy học được Quan niệm một cách sơ bộ là Học Tư duy (Learning of Thinking), theo nghĩa là Học Tư, Học Tập, Học Hành Tư duy (Khổng Tử), hay là Học, Hỏi, Hiểu, Hành Tư duy (Hồ Chí Minh)”. Tuy nhiên, dưới dạng đầy đủ hơn thì Tư duy học được Quan niệm bao gồm 4 Bộ phận cơ bản hợp thành: 1)- Học thuật Tư duy, 2)- Nghiên cứu Tư duy, 3)- Giáo dục & Đào tạo Tư duy, 4)- Ứng dụng Tư duy học trong Tư duy và Đổi mới Tư duy.
Trong Bài Thuyết trình “Cơ sở Tư duy học – một thiết kế khởi thảo”, GS.TS Tô Duy Hợp tập trung Bàn luận về Cơ sở lý luận &khoa học của Tư duy học, bao gồm: 1)- Các Trụ Cột học thuật làm thành TAM HỌC CƠ BẢN VỀ TƯ DUY (KHOA HỌC TƯ DUY, TRIẾT HỌC TƯ DUY, ĐẠO HỌC TƯ DUY), và 2)- Khung Lý thuyết nền tảng về Tư duy, bao gồm TAM THUYẾT NỀN TẢNG VỀ TƯ DUY (THUYẾT BIỆN CHỨNG TƯ DUY, THUYẾT KHUNG MẪU TƯ DUY, THUYẾT KHINH – TRỌNG TƯ DUY).
Trong phần Kết luận, GS.TS Tô Duy Hợp đã gợi mở hướng vận dụng Cơ sở Tư duy học trong quá trình Tư duy và Đổi mới Tư duy hiện nay, bao gồm 4 Quan điểm định hướng và Giải pháp cơ bản sau: 1)- Chú ý điều kiện Không – Thời gian: 1.1)- 3 Miền Không gian: Suy nghĩ toàn cầu, Hành động địa phương, Tôn trọng Riêng tư, 1.2)- 3 Chiều Thời gian: Nhìn lại Quá khứ, Định vị Hiện tại, Hướng tới Tương lai; 2)- Tiến hành Công cuộc Tam hóa: 2.1)- Hiện đại hóa tinh hoa truyền thống Trí Việt, 2.2)- Việt nam hóa tinh hoa Trí tuệ nhân loại du nhập, 2.3)- Lành mạnh hóa Tư duy và Đổi mới Tư Duy đương đại; 3)- Bảo đảm Nguyên tắc Tam hợp: 3.1)- Hợp Pháp lý (quốc gia, quốc tế), 3.2)- Hợp Đạo lý (Đạo đức, Luân lý nhân đạo, nhân văn, nhân ái), 3.3)- Hợp Chân lý (khách quan); 4)- Luôn hướng tới Lý tưởng Tam hòa: 4.1)- Hòa bình (thế giới), 4.2)- Hòa thuận (gia đình, cộng đồng, xã hội), 4.3)- Hòa Hợp (nhân cách, dân tộc, nhân loại).
Phiên II của Tọa đàm, nhiều Chuyên gia, Nhà khoa học, Nhà giáo, Nhà báo, … đã tham gia thảo luận tích cực về “Tư duy học”: thực chất, nội dung, phương pháp, và ý nghĩa.
Mở đầu Phần thảo luận, PGS.TS Vũ Hào Quang tham gia ý kiến:Đây là một công trình khoa học súc tích, hàm lượng học thuật rất cao, có ýnghĩa lớn trong thời điểm Khoa học của Nước nhà còn nhiều bất cập, tính phê phán rất hạn chế trong khi tính tự huyễn hoặc lại rất cao. Chúng ta cần một khái quát chung để đánh giá lại Tư duy của người Việt Nam”. Ông cho rằng: “Để Tư duy học trở thành một Ngành khoa học thực sự, phải đảm bảo 05 điều kiện sau: 1)- Lý thuyết, 2)- Phương pháp nghiên cứu, 3)- Các thiết chế, 4)- Cơ quan ngôn luận, 5)- Người học – Người nghiên cứu.
PGS.TS Vũ Hào Quang tham luận
Khi bàn về sự ứng dụng Tron thực tiễn của Tư duy học, Doanh nhân- Chuyên gia cao cấp Nguyễn Hữu Thái Hòa – Giám đốc CTS đã tham luận: CTS và Tư duy học sẽ hợp tác 2 chiều với Quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động từ nghiên cứu, ứng dụng và cung cấp các dịch vụ cho các đối tác ở trong và ngoài Nước. CTS cũng sẽ tránh tình trạng “Tri thức của chúng ta đang lơ lững giữa trời. Giờ Tri thức phải là sự thức tỉnh, một Nhà khoa học phải online (cập nhập, có sức sống, sự lan tỏa) trong khi ở Việt Nam thì luôn offline. CTS nói riêng, Khoa học nói chung phải hướng đến solution (giải pháp), hướng đến thị trường và thực tiễn. Các Tri thức sẽ luôn phải đặt nan đề và đưa ra các giải pháp.-
CTS sẽ tập trung xây dựng một Hub of Experts (Trung tâm Chuyên gia). Các Nhà khoa học phân ra nhiều tầng cấp và hầu hết các lĩnh vực thiết yếu của Xã hội. Các Nhóm Think Tank phải trở thành hạt nhân, cốt lõi của các Mạng lưới rộng lớn, chẳng hạn như Mạng lưới Nhật Bản – Việt Nam, Organizational Effectiveness – Singapore, các Trung tâm, Viện, Trường đại học đẳng cấp thế giới.
CEO Nguyễn Hữu Thái Hòa tham luận về Vai trò của Tư duy học và Tri thức Việt Nam
Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức cũng tham luận tích cực: “Tất cả mọi hành động của Xã hội, từ trên trời đến dưới đất đều xuất phát từ Tư duy. Khoa học Tư duy mới nằm ở nhà Trường, Học viện làm thế nào để sớm đưa ra Thực tiễn? Trong khi Việt Nam đang ở giai đoạn bế tắc, thì Triết lý mới, Tư duy mớiphải nhanh chóng giúp giải quyết các bế tắc của Quốc gia, Nhân loại.
Bác sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoài Đức tham luận
PGS.TS Phạm Đức Bảo cũng tham luận: “Chúng ta cứ hô hào đổi mới Tư duy, nhưng ngay cả những người hô hào không hiểu Tư tuy là gì!? Vì vậy rất cầnTư duy học. Tuy nhiên Công trình nghiên cứu, quan điểm của các Nhà khoa học phải làm sao được các Nhà chính trịtiếp cận vì Khoa học phải hướng đến Cuộc sống của con Người. Khoa học phải tiếp cận đúng với Bản chất của nó”.
PGS.TS Phạm Đức Bảo tham luận về vai trò của Tư duy học
Tiếp nối vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm ý kiến “Trung tâm Khoa học và Tư duy học Phải làm 2 việc song song: Đóng góp để thay đổi được tư tuy trong hành động của từng thế hệ, từng đối tượng; Tạo điều kiện, cơ hội cho các sáng tạo, các tri thức của Việt Nam được ứng dụng vào trong thực tế”. “Giáo dục hiện nay đang làm hỏng thanh niên, đặc biệt là thi cử. Học và thi mang tính chất đối phó quá cao. Cần phải thay đổi tư duy này”.
Với tinh thần làm việc khoa học, nghiêm túc, Tọa đàm đã làm rõ hơn về Cơ sở lý luận& khoa học, về vai trò& ý nghĩa và phương hướng phát triển của Tư duy học trong bối cảnh hiện nay.
Tổng kết Hội thảo, GS.TS Tô Duy Hợpđại diện Ban tổ chức gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các Nhà khoa học, Chuyên gia, Nhà giáo, Nhà báo, … đã tham luận, đem lại hiệu quả cho việc Nghiên cứu, Đào tạo, và Ứng dụng Tư duy học, góp phần thiết thực cho việc nâng cao trình độ Tư duy và năng lực Đổi mới Tư duy vì SỰ PHÁT TRIỂNCON NGƯỜI, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI LÀNH MẠNH (TỨC LÀ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, HÀI HÒA, BỀN VỮNG)./.