Nhìn lại chặng đường xây dựng, phát triển và quản lý xã hội kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (1986), nhất là trong giai đoạn 2011-2020, có thể thấy các chính sách và thành tựu đạt được còn thiên về tăng trưởng kinh tế và coi nhẹ phát triển xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhằm tạo cơ sở để phát triển xã hội song không thay thế phát triển xã hội. Tăng trưởng kinh tế sẽ không bền vững và ít có ý nghĩa nếu các vấn đề xã hội không được xử lý. Trong những năm qua ở Việt Nam, nhiều vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh nhưng chưa được giải quyết hiệu quả. Bài viết đánh giá thực trạng và nhận diện các nguyên nhân đang hạn chế sự phát triển xã hội, đồng thời đề xuất một số định hướng chính sách trong tình hình mới.